HIỀU QUẢ TỪ NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN
Trong những năm qua hàng trăm hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn xã Krông Buk được tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Krông Pắc để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên trong cuộc sống góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại cơ sở.
Ngân hàng CSXH huyện Krông Păc triển khai công tác vay vốn thôn qua các Đoàn thể xã Krông Buk
Nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã thoát nghèo từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chích sách xã hội, từ nguồn vốn này đã giúp nhiều hộ vay đầu tư chăn nuôi, sản xuất và mua bán nhỏ, qua đó đã tạo điều kiện cho nhiều lao động có công ăn việc làm ổn định tại thôn, buôn.
Các tổ trưởng tổ vay vốn và hộ dân được thụ hưởng tham dự họp với Ngân hàng CSXH Huyện
Thông qua nguồn vốn đã có nhiều mô hình kinh tế ở thôn, buôn phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cũng như góp phần thiết thực nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Để nguồn vốn đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách có hiệu quả: hàng năm Ngân hàng chính sách xã hội huyện Krông Pắc phối hợp với UBND xã Krông Buk, các ban ngành đoàn thể của xã tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ, của tỉnh và của địa phương; thực hiện niêm yết công khai đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi về cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chích sách khác tại thôn, buôn. Đồng thời thường xuyên kiểm tra hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, kiểm tra việc bình xét cho vay đảm bảo công khai minh bạch, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục tích đối với các hộ vay. Qua công tác cho vay vốn Ngân hàng chích sách xã hội huyện Krông Pắc đến nay trên địa bàn xã Krông Buk đã có 1.398 hộ vay với số tiền trên 52 tỷ đồng.
Các ban ngành đoàn thể đã cụ thể hóa chương trình phối hợp, mở các lớp tập huấn chuyển giao KHKT về chăn nuôi, trồng trọt đưa tiến bộ KHKT và các loại giống mới vào sản xuất, phát triển theo hướng sản xuất theo hướng hàng hóa. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cung cấp cho thị trường những sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Một số mô hình phát triển kinh tế từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH huyện:
Mô hình nuôi gà của anh Vinh thôn 6
Mô hình nuôi nuôi bò vỗ béo của anh Mạnh hội viên nông dân thôn 17
Mô hình nuôi cá lồng của anh Hùng hội viên nông dân thôn 4
Mô hình trồng cây ăn trái của hội viên nông dân Thôn Đồi đá
Bùi Quang Hợp: CT Hội ND xã